Trái hồng
Trái hồng là một loài cây ăn trái, vào mùa xuân cây đâm chồi nãy lộc và ra hoa vào khoảng tháng 3 âm lịch, cây có trái và khi trái chín hết thì cây cũng rụng lá chỉ còn lại cành khẳng khiêu vào tầm khoảng tháng 8 âm lịch.
Trước kia người ta thường để trái hồng thật già vàng rực trên cây rồi mới hái sau đó dùng cây tăm nhọn đâm vào kế hai hồng (phần bao quanh đầu trái hồng và cuống, giống như trái cà) để nhựa hồng chảy ra, sau đó đem ủ trong thùng lúa, hoặc trấu, 1=2 ngày là hồng chín, khi hồng chín kỹ, trái hồng càng trong, vị càng ngọt, không còn chát. Và một cách khác nữa để ăn hồng giòn là hái những trái hồng đã già, nhưng màu còn xanh, sau đó ngâm nước tro bếp 1-2 ngày là có thể ăn được, hồng ăn giòn, ngọt và không còn chát.
Ngày nay cây hồng được trồng ở nhiều nơi, nhưng được nhiều người biết đến là hồng trồng ở Đà Lạt, do khí hậu ở đây mát mẻ, phù hợp với nhiều loại cây ăn trái. Và ngày nay họ dùng khí đá để làm hồng chín.
Trái hồng có thể ăn tươi khi chín, hoặc ngâm nước tro để làm hồng dòn, hoặc sấy khô để làm mướt (hồng dẻo). Ngày nay có nhiều giống hồng nổi tiếng xuất xứ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc thành phẩm đóng hộp đẹp mắt và bán giá rất cao.

Khi ta gọi hồng Đà Lạt, tức là cây hồng trồng ở Đà Lạt, còn nguồn gốc của cây hồng thì là cây bản địa ở Châu Á, ở Miền Bắc cũng có rất nhiều, nhiều giống hồng trái rất to, trái có thể hình cầu, hình cầu dài, hình bánh xe, nhưng đặc trưng hương vị của trái hồng thì gần giống nhau. Trái hồng giống cũ ở khu vực phía Bắc thì thường là có hạt, mỗi trái luôn có ít nhất tầm 6 hạt, nhưng ngày nay có nhiều giống hồng được nhân giống và chọn lọc và giống hồng không hạt được ưu chuộng vì giá trị kinh tế cao, người tiêu dùng ưu chuộng.
Phản hồi gần đây